Kinh nghiệm bảo trì bánh xe, tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng ngàn đô la bằng kinh nghiệm của tôi

Bài viết này cung cấp một hướng dẫn toàn diện về kinh nghiệm bảo trì bánh xe nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất cao nhất. Mục đích chính của bài viết là trang bị cho độc giả kiến thức cần thiết để tự bảo trì bánh xe của mình ở mức căn bản nhất, để tiết kiệm mà không cần lúc nào cũng ra shop sửa xe.

Pile of used tires. Daylight photo with minimum editing. Good for illustration in different kinds of automotive editorials. Model in the center is Goodyear Ultra Grip studded winter tire.

Photo by Robert Laursoo / Unsplash

Bánh xe rất quan trọng với tôi, vừa liên quan đến chi phí vừa liên quan đến sự an toàn của gia đình. Bánh xe khi chạy sẽ bị mòn và cần thay thế định kỳ, nên tôi luôn tính toán kỹ về bánh xe ngay từ lúc mua xe.

Tôi muốn chia sẻ những hiểu biết của mình về bánh xe, chủ yếu là những ý chính theo kinh nghiệm có nhân và mỗi người có cách nghĩ và kinh nghiệm khác nhau.

Bánh xe có hai phần chính là niềng xe và vỏ xe. Hai phần này ảnh hưởng đến độ êm ái, chi phí sử dụng của xe. Mục tiêu của tôi là tìm cách để xe chạy êm, được nhiều dặm trước khi thay và tiết kiệm chi phí tối đa. Số tiền tiết kiệm được tôi dùng để mua trái phiếu và cổ phiếu cho con, vì việc tính toán kỹ càng về bánh xe có thể tiết kiệm được hàng ngàn đô la.

A. Niềng xe (Wheels)

Niềng xe có 5 yếu tố chính: Kích thước (size), bolt pattern (số lượng và khoảng cách ốc vít), hub size (kích thước lỗ niềng), offset (độ nhô ra bên ngoài), và chiều rộng (width). Ngày xưa kích thước niềng nhỏ, khoảng 13"-15" (thậm chí xe đắt tiền như Ferrari, Porsche cũng chỉ 14"), nhưng bây giờ có thể lên tới 22"-24".

Macro of the Aluminum rim wheel

Niềng xe được coi như mto65 vật trang trí cho một chiếc xe. Photo by Mason Jones / Unsplash

Nhiều người coi niềng xe như đôi giày, càng lớn càng đẹp, sang. Niềng xe có hai loại: niềng sắt phủ nhựa và niềng nhôm hợp kim (cho nhẹ và thiết kế đa dạng). Niềng càng to thì vỏ xe cũng phải lớn theo, nên chi phí càng đắt. Niềng càng rộng thì xe càng bám đường nhưng cũng chạy càng dằn.

Khi mua xe, tôi không chọn niềng trên 18 inch dù được tặng niềng 20 inch miễn phí, vì không cần niềng lớn và tránh phải thay vỏ xe đắt tiền.

Tôi tránh mua xe có niềng quá rộng, vì vỏ xe sẽ lớn và mắc hơn khi thay. Tôi không cần bánh xe quá lớn.

Tôi không mua xe dùng hai loại niềng khác nhau phía trước và sau như một số xe thể thao, vì sẽ rất tốn kém nếu phải thay cả bộ giống nhau. Khi 4 bánh không giống nhau thì không thể lẫn lộn được.

Khi thay niềng xe, nhất định phải chọn loại có cùng bolt pattern, offset và hub size, nếu không sẽ lắp không vừa và gây mòn lệch khi chạy. Tôi thấy nhiều xe Honda Civic, Accord thay niềng sai khiến bánh xe mòn nhanh và không đều.

B. Vỏ xe (Tires)

Vỏ xe có 3 kích thước chính: chiều rộng (Width), tỷ lệ thành cao su (Aspect Ratio) và đường kính (Size), thường được biểu thị dưới dạng 255/50/18. Vỏ xe cũng cần phù hợp với tốc độ và trọng tải của xe.

Về chiều rộng: xe nhỏ thì hẹp, xe thể thao thì rộng. Càng rộng thì càng bám đường nhưng dễ trượt và chạy dằn hơn. Xe của tôi là Q7 nhưng vẫn chỉ dùng loại rộng 255mm, không cần quá lớn.

Ngoài Good Year, còn có rất nhiều thương hiệu lốp xe uy tín khác. Photo by Tristan Beischel @Autoily.com / Unsplash

Về tỷ lệ thành cao su: tôi thích loại trên 50, tốt nhất là 60 vì con số này cho biết độ dày thành cao su so với chiều rộng của lốp (cao su càng nhiều thì càng êm và an toàn). Thí dụ loại 255/40 chỉ có độ dày 51mm khi chiều rộng 255mm, quá mỏng sẽ rất cứng và dễ hỏng.

Tôi tránh loại vỏ xe thấp dù xe có option, vì xe chạy rất dằn và khó đổi sang loại cao hơn. Nếu đổi tỷ lệ thành cao su thì chu vi bánh sẽ thay đổi, ảnh hưởng tới đồng hồ công tơ mét.

Đối với đường kính vỏ xe, nhất định phải phù hợp với niềng. Chiều rộng vỏ không được vượt quá giới hạn của niềng.

Tôi khuyên nên đọc về loại vỏ xe đặc biệt của Tesla để hiểu rõ hơn. Theo tôi, Tesla sử dụng loại vỏ này để giảm tiếng ồn nhưng lại khiến người dùng phải chi nhiều hơn cho vỏ xe. Tôi sẽ không mua xe cần dùng loại vỏ đặc biệt đó.

Để biết vỏ xe sản xuất thời gian nào, có thể kiểm tra dấu DOT và 4 số phía sau. Hai số đầu là tuần và hai số sau là năm. Ví dụ 4921 = tuần 49 năm 2021.

Ngoài ra, nên chọn vỏ có nhiều rãnh thoát nước để tránh trượt khi đi qua vũng nước.

Để vỏ xe chạy được nhiều dặm:

  • Luôn bơm đúng áp suất theo khuyến cáo của hãng, để bánh mòn đều. Áp suất sai sẽ làm mòn lệch hoặc nhanh hơn.

  • Luân chuyển bánh định kỳ 3,000 - 5,000 miles để 4 bánh mòn nhau. Tôi tự làm việc này chứ không mang đi tiệm vì sợ họ làm hỏng ốc vít.

  • Kiểm tra độ mòn và tình trạng vỏ xe định kỳ. Thay khi mòn tới giới hạn cho phép.

  • Lên kế hoạch thay vỏ trước 1-2 tháng để tìm được giá tốt nhất.

Nhờ đó, tôi tiết kiệm được hàng ngàn USD mỗi năm cho quỹ đầu tư tương lai của con.

Để mua vỏ xe rẻ, tôi thường mua online từ các trang như tirerack.com, tirebuyer.com thay vì chờ đến lúc hết hạn mới đi mua. Tôi chọn các thương hiệu ít tên tuổi nhưng chất lượng tốt dựa trên đánh giá.

Tôi chọn loại vỏ theo mùa phù hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tôi đã từng trải nghiệm mua nhầm vỏ mùa hè cho xe chạy đường tuyết, rất nguy hiểm.

Như vậy, với kinh nghiệm bảo trì và mua sắm kỹ lưỡng, tôi đã tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ cho gia đình mỗi năm. Hy vọng những chia sẻ này giúp ích cho mọi người. Mỗi người nên tự tìm hiểu kỹ để áp dụng phương pháp phù hợp nhất cho xe của mình.